Tặng quà Tết, Tết từ lâu đã là nét văn hóa đặc trưng của người Việt Nam, đó không chỉ là hình thức bày tỏ tình cảm với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp mà phong tục quà tặng mừng năm mới 2022 còn có ý nghĩa mang phúc khí, điều may mắn đến cho người nhận.
Bầu rượu, gói trà, cành đào đều là những món đồ mang ý nghĩa riêng khi tặng người thân ngày Tết. Cùng tìm hiểu ý nghĩa một số món quà thường dùng trong những ngày lễ Tết nhâm dần 2022 này.
Vì thế những món quà năm mới luôn được lựa chọn một cách kỹ lưỡng làm sao để giỏ quà tết thể hiện được thành ý của mình.
Văn hóa quà Tết Việt
Sau một năm làm việc vất vả, có lẽ những người con, nhất là những người làm việc xa nhà ai cũng mong nhớ và tất bật mua sắm trở về sum họp bên gia đình. Họ tìm kiếm những món quà Tết dành tặng cho cha mẹ, ông bà với mong muốn cầu mong cho ông bà, cha mẹ sức khỏe dồi dào để vui vầy cùng con cháu.
Chính vì vậy, những món quà Tết với màu đỏ, vàng mang lại may mắn, thịnh vượng thường được ưu tiên lựa chọn bởi đó là tượng trưng cho sự ấm no, hạnh phúc.
Và cứ thế những món quà Tết ý nghĩa ấy đã len lỏi vào văn hóa người Việt, trở thành một nét văn hóa ý nghĩa không thể thiếu trong ngày Tết của dân tộc.
Ý nghĩa tặng quà năm mới và những điều tốt đẹp của món quà đầu năm
Ngày nay, bên cạnh cha mẹ, ông bà, người Việt còn chuẩn bị quà Tết để trao tặng cho bạn bè, đồng nghiệp, những người luôn sát cánh bên ta trong những giây phút khó khăn.
Ý nghĩa quà Tết lúc này thường mang theo sự chân thành và thân tình. Người biếu tặng không chỉ cầu chúc một năm mới an khang thịnh vượng mà còn gửi gắm lời chúc sức khỏe, an lành đến người nhận.
Đó có thể đơn giản chỉ là một hộp trà, bánh kẹo để chúng ta ngồi lại cùng nhau ngồi nhâm nhi, ôn lại câu chuyện của một năm với bao vui buồn trong cuộc sống.
Chính vì ý nghĩa mong muốn dành cho nhau mọi điều tốt đẹp nhất dành cho người thân của mình mà quà Tết luôn được lựa chọn kỹ lưỡng nhằm mong muốn thể hiện thành ý của mình.
1. Hoa mai
Hoa mai, với sắc mai vàng là loài hoa phổ biến ngày Tết nhất là Tết trong miền Nam, người người nhà nhà đều muốn chọn một nhánh mai vàng về chưng Tết. Theo quan niệm xưa, màu vàng là màu của sự giàu sang, phú quý, khi hoa mai vàng nở ngày đầu năm điều đó tượng trưng cho sự phát tài phát lộc đến với mình trong năm mới.
Thế nên tặng mai vàng vào đầu năm chính là mang đến tài lộc cho người thân của mình.
2. Bầu rượu
Người xưa thường đựng rượu trong quả bầu, sau này bầu rượu được làm bằng gốm. Ông bà xưa thường tặng bầu rượu Tết cho nhau với loại rượu ngon nhất, quý nhất bởi theo họ, đó chính là nơi chứa đựng tinh túy của trời đất, mang đến sự sung túc, phồn vinh cho cả nhà trong năm mới.
Ngày nay, bầu rượu đã được thay thế bởi những chai rượu hiện đại như rượu vang, nhưng ý nghĩa vẫn không có gì thay đổi.
3. Nến thơm
Theo quan niệm xưa thì ánh sáng của nến tượng trưng cho rất nhiều điều. Đầu tiên nó mang lại ánh sáng ấm áp cho bàn thờ ngày Tết. Là ngọn đèn dẫn lối cho các vị thần linh, tổ tiên quay trở về gia đình, sum họp với con cháu. Và qua ngọn nến mong muốn các vị tổ tiên chỉ đường dẫn lối cho con cháu vượt qua bóng tối, những điều không may để đến với tương lai tươi sáng hơn.
Đồng thời khi cúng giao thừa thắp nến thơm còn biểu trưng cho tấm lòng thơm thảo của con cháu đến các vị tổ tiên. Và sự thành kính, cái tâm trong sáng, tốt đẹp của gia chủ đến các vị thần linh, bề trên trong gia đình. Thắp nến để biểu trưng cho việc tưởng nhớ đến các vị tổ tiên đã mất.
Ngoài ra đốt nến thơm trong 3 ngày tết cũng mang lại sự thuận lợi cũng như không gian thơm mát, sang trọng để đón tiếp bạn bè, người thân cùng các khách quý đến tư gia chúc tết. Mọi người đều cảm thấy thoải mái và mang đến tài lộc may mắn cả năm.
4. Bộ tách trà
Bộ tách trà thường gồm một bình trà đi kèm sáu chén nhỏ, như biểu hiện cho một gia đình ấm cúng, thuận hòa. Không những vậy, dòng nước chảy từ ấm trà vào những tách nhỏ còn tượng trưng cho tài lộc mà ông bà, cha mẹ mong muốn truyền lại cho con cháu.
Có lẽ vì thế mà bộ tách trà ngày nay được nhiều người lựa chọn khá nhiều để biếu Tết với ý nghĩa hạnh phúc, sum vầy, mọi sự hanh thông, thuận buồm xuôi gió.
5. Hộp Mứt Tết
Vào dịp này, khay mứt Tết với nhiều loại mứt cùng màu sắc bắt mắt, bên cạnh ấm trà nóng thể hiện sự sum vầy, đoàn tụ ấm áp của ngày Xuân. Vì lẽ đó mà mứt Tết cũng được rất nhiều người lựa chọn để dành tặng cho bạn bè, người thân với mong muốn một năm mới ấm no, hạnh phúc.
6. Trà xanh
“Khách đến nhà không trà cũng rượu”, ngày nay trà đã trở thành thức uống không thể thiếu trong gia đình VIệt, đặc biệt là vào những ngày Tết, mọi người thường chúc nhau những điều tốt đẹp, cùng nhau uống tách trà, ôn lại những kỷ niệm vui và gạt đi những khoảnh khắc buồn.
Từ đó trà trở thành món quà ý nghĩa mong muốn mang đến niềm vui cho mọi nhà, bên cạnh đó trà còn là lời chúc sức khỏe gửi đến bạn bè, người thân của mình.
7. Tranh và câu đối
Truyền thống từ lâu, mỗi độ xuân về, người ta cũng thường trao nhau tranh dân gian hoặc câu đối đỏ. Bức tranh Đông Hồ với cảnh đàn gà con quây quần quanh mẹ là lời chúc bình an vô sự, con cháu đầy đủ, sum vầy, hòa thuận. Bức tranh có đàn lợn béo thay lời chúc cuộc sống sung túc, đầy đủ cả năm. Bức “Vinh hoa” rất hợp tặng cho vợ chồng mới cưới, chúc họ sớm có con.
Ngoài ra ngày nay người ta cũng tặng nhau các bộ tranh Tứ quý hay Tùng – Cúc – Trúc – Mai mang ý nghĩa đem lại may mắn cho gia chủ, chúc gia chủ được trường thọ và sự đoàn viên ấm áp.
8. Tranh Đông hồ
Ngoài ra, câu đối đỏ cũng là một món quà rất ý nghĩa dịp Tết Nguyên Đán. Những lời chúc mực tàu viết trên nền giấy đỏ hoặc nền gỗ với nhiều ẩn ý chúc đến người nhận được nhiều may mắn và hạnh phúc.
9. Các món đồ có màu đỏ
Theo quan niệm của người Việt Nam ta và nhiều nước châu Á, màu đỏ là màu may mắn, nếu trang trí màu đỏ trong nhà có thể đem đến may mắn và xua đuổi điềm xấu đầu năm. Đó là màu của bao lì xì, của mảnh hồng điều viết chữ an, chữ yên… Đỏ còn là màu trang phục của các cụ thượng thọ ngày xưa. Vì vậy trong dịp Tết mọi người rất thích thú khi nhận được những món quà có màu đỏ.
10. Gạo mới
Gạo là một trong những sản vật không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của mỗi gia đình Việt và còn đặc biệt quan trọng trong dịp Tết cổ truyền. Người ta quan niệm ngày Tết biếu nhau gạo mới là chúc nhau một năm mới thuận lợi, đủ đầy cơm ăn áo mặc. Tùy từng nơi, người dân quê thường đem dăm cân nếp hoặc gạo tám thơm (gạo dẻo) mới gặt để thổi xôi, nấu cơm cúng năm mới. Con cái sẽ dâng những chén xôi/cơm này với mong muốn đền đáp công ơn của bậc sinh thành, để bố mẹ no đủ cả năm.
11. Bánh chưng
Ngày nay hầu như nhà nào cũng có bánh chưng bánh tét trong nhà nên ít ai tặng nhau bánh chưng nữa nhưng trước đây. Tuy nhiên Tết cổ truyền lúc xưa, hàng xóm láng giềng thân tình thường chọn vài cặp bánh chưng đẹp mang biếu nhau trước Tết. Bánh chưng biểu tượng cho đất, dùng để cúng tổ tiên, cầu mong tổ tiên phù hộ cho một năm may mắn
Tết đến xuân về, nhà nhà rộn ràng rủ nhau mua sắm Tết và cũng không quên chọn lấy những món quà ý nghĩa được lựa chọn kỹ càng. Dường như dù tới tận mãi về sau, phong tục tặng quà ngày Tết của người Việt vẫn còn truyền lại. Những món quà có thể không mang giá trị vật chất lớn lao, nhưng đó là cái tình và lời cầu chúc chân thành mà người biếu muốn gửi trao cho người nhận.