Tinh dầu sả chanh có mùi thơm nhẹ nhàng dễ chịu và đồng thời mang đến nhiều tác dụng tích cực như giảm stress, giảm đau đầu, dưỡng da…
Bên cạnh đóng vai trò là gia vị cho các món ăn hoặc thành phần của thức uống giải khát thì hầu như ít người biết được rằng cây sả chanh khi được chiết xuất thành tinh dầu chứa đựng bao nhiêu các lợi ích sức khỏe bên trong.
Tinh dầu sả chanh chứa các vitamin cũng như khoáng chất thiết yếu như vitamin A, B, C, kẽm, sắt… Loại dầu này có thể được sử dụng ngoài da hoặc thậm chí là dùng đường uống.
9 tác dụng tinh dầu sả chanh
Một số lợi ích của loại dầu này bao gồm:
1. Khử mùi
Sử dụng tinh dầu sả chanh sẽ giúp không khí xung quanh có mùi thơm nhẹ nhàng, đầy sảng khoái. Biện pháp này đặc biệt hữu ích nếu như bạn vừa nấu ăn xong và trong bếp còn vương lại mùi dầu mỡ, thức ăn.
Bạn có thể thêm dầu vào máy phun sương, que khuếch tán hoặc dùng bình và xịt đều lên những chỗ còn ám mùi khó chịu. Bên cạnh đó, bằng cách sử dụng chung với các loại tinh dầu khác như tinh dầu hoa oải hương hoặc tinh dầu hoa nhài, bạn có thể tự tạo ra hương thơm tự nhiên của chính mình.
2. Tốt cho da
Một trong những lợi ích chính của tinh dầu sả chanh là tốt cho sức khỏe của da và làm dịu tình trạng kích ứng do có chứa nhiều vitamin có lợi. Ngoài ra, nhờ vào khả năng sát trùng, làm se mà loại dầu này sẽ giúp bạn có được một làn da sáng khỏe, đều màu.
3. Tốt cho tóc
Tinh dầu chiết xuất từ sả chanh có thể củng cố nang tóc chắc khỏe. Vì vậy nếu bạn đang vật lộn với chứng rụng tóc hoặc ngứa rát da đầu, hãy nhỏ một vài giọt tinh dầu lên da đầu, sau đó massage nhẹ nhàng cũng như xả sạch. Những đặc tính làm dịu diệt khuẩn sẽ giúp mái tóc trở nên bóng mượt, hạn chế đứt gãy và luôn thơm ngát.
4. Xua đuổi côn trùng
Do có hàm lượng citral và geraniol cao mà tinh dầu dầu sả chanh nằm trong danh sách các loại tinh dầu đuổi muỗi và côn trùng phổ biến.
Chiết xuất từ sả chanh có mùi thơm nhẹ và có thể dùng trực tiếp lên da hoặc thậm chí được tận dụng để diệt bọ chét cho cún cưng. Tất cả những gì bạn cần làm là cho 5 giọt dầu vào nước, sau đó nhẹ nhàng xịt lên lông thú cưng. Trong khi xịt, bạn cần chú ý tránh vùng mắt, mũi và tai vì thú cưng rất nhạy cảm ở những khu vực này.
5. Giảm nguy cơ trầm cảm
Mùi hương dễ chịu đến từ tinh dầu sả chanh sẽ giúp bạn bình tĩnh tâm trí, giảm cảm giác lo lắng, khó chịu.
Để giảm căng thẳng, hãy tạo ra một loại dầu massage của riêng bạn hoặc thêm dầu vào kem dưỡng da không mùi. Bạn cũng có thể thử uống một tách trà nhỏ và cho thêm 1 – 2 giọt dầu sả vào buổi tối trước khi đi ngủ để trải nghiệm lợi ích làm dịu.
6. Tinh dầu sả chanh giảm đau cơ
Bạn đang bị đau cơ sau khi tập luyện thể thao hoặc chẳng may dính chấn thương? Vậy thì hãy thử sử dụng tinh dầu sả chanh xem sao nhé. Loại dầu này sẽ giúp cải thiện lưu thông máu ở khu vực bị ảnh hưởng và kích thích sự hồi phục.
Tất cả những gì bạn cần làm là pha loãng tinh dầu cùng một loại dầu nền khác như dầu thầu dầu rồi xoa bóp nhẹ nhàng vào buổi tối trước khi đi ngủ.
7. Hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa
Bạn có biết rằng tinh dầu sả có thể giúp hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh khi được hấp thụ vào cơ thể không? Thành phần hóa học của dầu sả bao gồm aldehydes, được biết đến với khả năng duy trì chức năng đường tiêu hóa khỏe mạnh. Để gặt hái những lợi ích này, bạn hãy thêm vài giọt dầu sả chanh vào thực phẩm hoặc đồ uống nhé.
8. Giảm đau đầu, đau nửa đầu
Tinh dầu sả cũng được ưa chuộng trong việc giảm đau đầu. Tác dụng làm dịu của tinh dầu sẽ làm dịu những cảm giác khó chịu, căng thẳng ở vùng bị ảnh hưởng.
Hãy thử trộn dầu sả chanh với dầu oải hương hoặc một loại dầu nền khác theo tỷ lệ 1 : 1 và sau đó massage nhẹ nhàng khu vực vùng thái dương. Hương thơm thư giãn cũng như tác dụng của tinh dầu sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.
9. Tăng sức đề kháng
Tinh chất dầu sả chanh có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn nhờ vào các đặc tính kháng khuẩn và trị liệu. Nghiên cứu trong ống nghiệm cũng chỉ ra rằng dầu có thể làm giảm các cytokine gây viêm trong cơ thể, hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh.
Cách sử dụng tinh dầu để mang lại tác dụng tối đa
1. Hít trực tiếp với khoảng cách vừa đủ
Bạn hãy thử đặt lọ tinh dầu ngang tầm ngực rồi ngửi nhẹ một chút, sau đó di chuyển dần đến gần mũi hơn. Nếu bạn thấy dễ chịu, hãy tiếp tục hít thở sâu hơn. Khi hít vào mũi, các phân tử tinh dầu dạng hơi sẽ tương tác với cơ quan khướu giác và não bộ để phát huy tác dụng. Các phân tử tinh dầu di chuyển qua mũi, miệng vào đến phổi và tương tác với hệ hô hấp.
2. Xông tinh dầu bằng tay
Bạn hãy nhỏ một vài giọt tinh dầu lên lòng bàn tay rồi chà xát hai tay lại với nhau rồi khum hai bàn tay lại đặt ngay trước miệng, mũi. Tương tự như cách sử dụng tinh dầu bằng việc hít trực tiếp, bạn nên bắt đầu hít thở nhẹ nhàng và nếu cảm thấy dễ chịu thì hãy hít sâu dần.
Lưu ý, tránh đặt tinh dầu gần mắt. Nếu vô tình tinh dầu dính vào mắt, bạn hãy nhỏ dầu nền như hạnh nhân hoặc ô liu để làm loãng tinh dầu chứ đừng dùng nước để rửa.
3. Sử dụng tinh dầu tẩm vào vòng cổ
Nếu bạn có một sợi dây chuyền có mặt bằng đất nung thì đây là cách sử dụng tinh dầu thích hợp cho bạn. Hãy nhỏ một vài giọt tinh dầu nguyên chất lên sợi dây chuyền làm từ đất nung rồi đeo lên cổ để tận hưởng những lợi ích của tinh dầu suốt cả ngày.
4. Nhỏ tinh dầu vào muối
Bạn hãy đổ một ít muối biển hoặc muối Epsom vào một cái chén nhỏ (khoảng 1/4 chén) rồi nhỏ vào 10–15 giọt tinh dầu yêu thích. Sau đó, hãy đặt chúng ngay cạnh giường của bạn khi ngủ. Vì muối có có khả năng làm chậm tốc độ bay hơi của tinh dầu nên bạn sẽ được ngửi tinh dầu trong suốt một đêm. Đây là cách sử dụng tinh dầu rất tốt vì cơ thể có thể hấp thu đặc tính chống ung thư của tinh dầu trong khi ngủ.
5. Xông hơi với tinh dầu
Bạn hãy nhỏ một ít tinh dầu vào chậu nước nóng rồi đặt một chiếc khăn trên đầu và cúi mặt gần xuống chậu nước để xông. Bạn hãy lưu ý không dùng nước quá nóng và phải nhắm mắt hoặc dùng kính bơi để bảo vệ đôi mắt. Nước sẽ nhanh chóng hòa tan tinh dầu và bốc hơi lên thấm qua cổ họng, mũi và đường máu. Cách sử dụng tinh dầu này đem đến tác dụng khá mạnh do tiếp xúc trực tiếp, bạn chỉ nên nhỏ 1–2 giọt tinh dầu.
6. Sử dụng tinh dầu để massage
Có hai cách thực hiện phương pháp massage này. Bạn có thể xoa bóp tinh dầu trực tiếp lên cơ thể không cần pha loãng hoặc có thể sử dụng dầu nền (dầu hữu cơ) như hạnh nhân, dầu dừa hoặc dầu ô liu để pha loãng.
Tiếp đến, bạn nhẹ nhàng thoa đều tinh dầu lên da và massage theo các đường huyệt. Bạn cũng cần tham khảo ý kiến từ chuyên gia về việc pha loãng tinh dầu và khi muốn sử dụng tinh dầu cho trẻ nhỏ.
7. Massage chân với tinh dầu
Bạn hãy nhỏ vài giọt tinh dầu vào lòng bàn chân và massage trước khi ngủ. Lòng bàn chân là nơi chứa nhiều lỗ chân lông lớn nhất trên cơ thể nên tinh dầu dễ dàng được hấp thụ và thấm vào máu của bạn hơn.
8. Ăn hoặc uống tinh dầu
Việc dùng tinh dầu để nấu ăn hay uống cũng mang lại một số tác dụng nhưng bạn nên cực kỳ cẩn thận. Bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc nên dùng loại tinh dầu nào, liều lượng và tần suất bao nhiêu trước đi sử dụng tinh dầu theo cách này.
9. Ngâm mình với tinh dầu
Bạn hãy nhỏ vài giọt tinh dầu vào bồn tắm nước ấm và đổ thêm một ít sữa hoặc dầu dừa để giúp bạn dễ dàng hấp thụ các loại dầu qua da. Sau đó, chỉ cần bước vào bồn tắm và ngâm mình. Trong lúc ngâm, bạn cũng có thể ngửi được hương tinh dầu rất dễ chịu.
10. Sử dụng tinh dầu thay nước hoa
Thay vì sử dụng nước hoa nhân tạo có thể chứa chất độc hại, bạn hãy thoa đều tinh dầu lên các vị trí như sau vành tai, xương quai xanh hoặc hai bên cổ. Điều này không chỉ mang lại cho bạn mùi hương quyến rũ mà những dưỡng chất trong tinh dầu còn có thể hấp thụ vào cơ thể bạn. Cách sử dụng tinh dầu này có thể xem như là “một công đôi việc”.
11. Khuếch tán tinh dầu trong xe hơi
Nhiều công ty hiện tại sản xuất các thiết bị khuếch tán tinh dầu cho xe hơi. Cách sử dụng tinh dầu này vừa có hiệu quả chống ung thư, vừa tạo cảm giác thoải mái và thư giãn khi đang lái xe. Nếu không có máy khuếch tán, bạn có thể lấy một viên bông gòn rồi nhỏ vài giọt tinh dầu lên đó. Sau đó, dán nó vào cổng máy lạnh rồi bật máy và tận hưởng hiệu quả của tinh dầu.
12. Sử dụng máy khuếch tán tinh dầu
Đây là loại máy sử dụng không khí, nước và sóng siêu âm để khuếch tán tinh dầu trong không khí. Máy sẽ tạo một màn sương mịn trong không khí và làm tăng gấp đôi độ ẩm. Cách sử dụng tinh dầu này giúp tinh dầu loãng bớt nhưng không ảnh hưởng đến tính trị liệu của tinh dầu và các phân tử tinh dầu có thể lưu trong không khí tới vài tiếng.
Bạn có thể kết hợp nhiều loại tinh dầu khác nhau, chẳng hạn như nhũ hương và gỗ đàn hương theo sở thích.
13. Sử dụng đèn tinh dầu
Nếu không muốn dùng máy khuếch tán, bạn có thể dùng đèn đốt tinh dầu bằng điện hoặc nến. Đầu tiên, bạn cho nước vào đầy 2/3 đĩa thủy tinh hoặc phần lõm của đèn rồi bật đèn/ đốt nến đợi nước ấm lên (bạn có thể dùng nước ấm để nhanh hơn). Tiếp theo, nhỏ 3–5 giọt tinh dầu nguyên chất bạn thích vào đĩa thủy tinh chứa nước. Khi nước bắt đầu nóng lên và bay hơi, tinh dầu sẽ khuếch tán trong không khí.
Lưu ý khi sử dụng tinh dầu sả chanh
Nếu có làn da nhạy cảm, khi dùng tinh dầu chiết xuất từ sả chanh, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn bao gồm cảm giác nóng rát, phát ban, khó chịu.
Do vậy, để hạn chế điều này xảy ra, hãy bôi lên một vùng da nhỏ trước để kiểm tra liệu bạn có bị kích ứng hay không. Ngoài ra, nên pha loãng dầu sả chanh bằng một loại dầu nền khác (chẳng hạn như dầu hạt lanh, dầu hạt nho, dầu hạnh nhân, dầu thầu dầu…) nhằm giảm thiểu nguy cơ ảnh hưởng xấu đến da nhé.
Tinh dầu sả chanh có khả năng kích thích kinh nguyệt nên các chuyên gia không khuyến khích phụ nữ mang thai sử dụng loại dầu này vì nguy cơ dẫn đến sẩy thai. Ngoài ra, hạn chế dùng dầu trong khi cho con bú và bôi trực tiếp lên da trẻ nhỏ dưới 2 tuổi.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.